Việc tước giấy phép lái xe ô tô không chỉ mang tính răn đe mà còn là biện pháp mạnh nhằm bảo vệ an toàn cho người tham gia giao thông, giảm thiểu rủi ro tai nạn và giữ gìn trật tự giao thông công cộng. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe ô , người vi phạm có được điều khiển phương tiện tham gia giao thông không? Các lỗi vi phạm để bị tước giấy phép lái xe là gì? đó là thắc mắc của rất nhiều người tham gia giao thông, hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về quy định này.

các lỗi vi phạm bị tước giấy phép lái xe ô tô

Các lỗi vi phạm giao thông bị tước giấy phép lái xe ô tô

Ngoài các lỗi bị trừ điểm bằng lái xe thì theo khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định các trường hợp sau đây bị tước giấy phép lái xe ô tô::

Các lỗi bị tước giấy phép lái xe ô tô từ 1 đến 3 tháng

  • Vượt đèn đỏ, đèn vàng.

lỗi vi phạm vượt đèn đỏ bị tước giấy phép lái xe

  • Không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.
  • Điều khiển xe chạy quá tốc độ từ 20-35 km/h.
  • Đi ngược chiều trên đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” hoặc đi vào đường cấm.   

lỗi đi ngược chiều

Các lỗi bị tước giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng (tức là gần 2 năm)

  • Vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất: Người điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn vượt quá 0.4mg/1 lít khí thở hoặc vượt quá 80mg/100ml máu. Ngoài việc bị tước giấy phép lái xe, người vi phạm còn bị phạt hành chính từ 30 – 40 triệu VNĐ.
  • nong do con
  • Lạng lách, đánh võng: Điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường bộ mà gây tai nạn giao thông.
  • Tái phạm hành vi lạng lách, đánh võng: Nếu đã từng vi phạm lỗi lạng lách, đánh võng mà lại tái phạm thì sẽ bị tước giấy phép lái xe và có thể bị tịch thu phương tiện
  • Đua xe trái phép: Đua xe ô tô trái phép trên đường giao thông   

Ngoài các lỗi trên, một số hành vi khác cũng có thể dẫn đến việc bị tước GPLX

Điều khiển xe mà trong cơ thể có chất ma túy

Gây tai nạn giao thông rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm

Bị tước giấy phép lái xe có được lái xe không?

Theo khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

– Đăng ký xe;

– Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

tuoc quyen su dung giay phep lai

– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Như vậy, khi lái xe thì người điều khiển phương tiện phải mang các giấy tờ như trên. Vì vậy, khi bị tước giấy phép lái xe thì cá nhân không được phép lái xe tham gia giao thông đường bộ.

Việc bị tước giấy phép lái xe ô tô không chỉ gây khó khăn trong việc di chuyển mà còn ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống cá nhân. Vì vậy, hãy luôn tuân thủ luật giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.